*-:¦:-*Diễn Đàn Teen IPro-Xna.3*-:¦:-*
Chào Mừng đến Forum Ipro-XNA3,Chúc bạn một ngày vui vẻ.
Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học 409726
Nếu bạn là thành viên vui lòng đăng nhập,nếu là khách thì hãy đăng ký nhé,Have fun.
*-:¦:-*Diễn Đàn Teen IPro-Xna.3*-:¦:-*
Chào Mừng đến Forum Ipro-XNA3,Chúc bạn một ngày vui vẻ.
Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học 409726
Nếu bạn là thành viên vui lòng đăng nhập,nếu là khách thì hãy đăng ký nhé,Have fun.
*-:¦:-*Diễn Đàn Teen IPro-Xna.3*-:¦:-*
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

*-:¦:-*Diễn Đàn Teen IPro-Xna.3*-:¦:-*

*-:¦:-*Diễn Đàn Teen IPro-Xna.3*-:¦:-* Welcome
 
Trang ChínhShopTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập


Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại họcXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sat Apr 03, 2010 12:55 pm
Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học Bgavatar_06
Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học Bgavatar_01Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học Bgavatar_02_newsXúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học Bgavatar_03
Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học Bgavatar_04_newAdminXúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học Bgavatar_06_news
Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học Bgavatar_07Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học Bgavatar_08_newsXúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học Bgavatar_09
[Thành viên] - Admin
Admin
Admin
Boy hay Girl : Boy
Bài gởi : 21
IX Coin : 914
Danh tiếng : 4
Join date : 13/03/2010

Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học Vide

Bài gửiTiêu đề: Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học
https://ipro-xna3.forumvi.com

Tiêu Đề : Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học


Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học
đại học





Chuyện một bà lão ăn mày nhặt nhạnh từng hạt cơm để nuôi một đứa trẻ
mới 15 tháng tuổi không nơi nương tựa, không máu mủ ruột rà lớn lên rồi
trở thành một sinh viên đại học thật sự là một câu chuyện cổ tích ngay
giữa đời thường.



Nuôi bé 15 tháng tuổi thành sinh viên đại học
Đang loay hoay hỏi địa chỉ cụ Nguyệt ở khu vực sân nhà thờ ở phường
Trần Hưng Đạo, TP Nam Định, biết chúng tôi là phóng viên, một bác xe ôm
tận tình dắt vào tận nhà: "Cứ vài hôm mà không thấy bà ấy ra xin là
chúng tôi lại mang vào tận nhà cho. Các chú viết lên báo xem có ai giúp
bà ấy được không, chứ tội lắm. Bọn tôi thương nhưng chẳng có nhiều mà
cho".

Chúng tôi không khỏi ái ngại khi đứng trước nơi ở của hai bà cháu,
chẳng biết có nên gọi là nhà hay không - túp lều rộng chừng 8m2,
làm bằng đủ thứ chất liệu: ngói, tôn, que củi, bao tải rách... Ánh đèn
điện đỏ leo lét cộng với cái lạnh trong trời mưa sùi sụt càng khiến cho
túp lều trông buồn thảm và tối tăm. Chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc tủ
gỗ, cái giường tre trải chiếu manh thì thủng lỗ chỗ được lót bằng mấy
tờ báo cũ. Gọn gàng, sạch sẽ nhất là cái bàn có mấy cuốn vở xếp ngay
ngắn ở cửa nhà, bà Nguyệt tự hào: "Góc học tập của con Thảo đấy, nó đi
học đại học trên Hà Nội rồi, lâu lắm chả thấy về".

Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học Ba%20lao291110


Nguyệt có một tấm lòng nhân ái đáng quý.

Nghĩ chúng tôi là người lạ, chưa biết gì về hoàn cảnh hai bà cháu
nên bà ngồi kể một mạch về đứa cháu - niềm tự hào của bà, bà kể chuyện
nó học thế nào, ăn uống ra sao, lâu lâu bà lại xoa xoa cái gối rồi nói
như mắng yêu nó. Có lúc bà lại khóc, bà bảo nhớ nó quá mà không có tiền
lên Hà Nội thăm cháu: theo như tính toán của bà thì bà chỉ cần tiền đi
xe ôtô khách và mua 1 cái bánh mỳ là được.

Đến bến xe ở Hà Nội, bà sẽ đi bộ theo cái sơ đồ mà Thảo vẽ cho lần
trước, bà bảo bà đi ăn xin, lang thang nhiều nên đi bộ giỏi lắm. Nhưng
vì tháng này chưa nhặt nhạnh đủ tiền gửi lên cho cháu đóng học phí nên
bà chẳng dám đi lại tốn kém, lắm khi còn chẳng dám ăn.
Gần nhà có người quen làm nghề chạy xe ôm ở Hà Nội, vài tuần về quê
một lần, nên bà nhờ chú mang lên tận nơi cho Thảo.
Bà Trần Thị Nguyệt, quê gốc ở làng Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam. Mẹ mất sớm, bà sinh ra đã không được nhìn mặt mẹ, bố
lấy vợ hai, rồi đem theo người vợ mới và hai anh trai của bà vào Nam từ
những năm 1945, sau này bà cũng chỉ nghe được rằng bố bà đã mất trong
chiến tranh. Còn hai người anh trai của bà thì một người đi tham gia
chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ, sau khi phục viên thì đã thất
lạc và đến tận bây giờ bà vẫn không có tin tức gì. Còn một anh trai thì
lưu lạc ra nước ngoài sống cùng vợ con. Chỉ còn một mình bà ở lại, sơ
tán từ Hà Nam lên Nam Định, tìm thuê nhà để ở và bắt đầu đi bán xôi
kiếm sống qua ngày.
Khi đã bước sang tuổi ngũ tuần, tuổi già đã đến, cuộc sống cô đơn
buồn tủi bất giác ập về, bà cũng muốn trong nhà có con, có cháu. Ở gần
nhà trẻ trên đường Nguyễn Du, hay bán xôi cho đám trẻ con, bà cứ thích
nhìn chúng nó vui chơi, đùa nghịch. Bà chú ý đến một đứa bé cứ sáng là
bố chở bằng xích lô đến từ rất sớm rồi thả vào sân. Đứa bé cứ khóc ngằn
ngặt, không chịu chơi với các bạn cứ bám vào song cửa mà khóc.
Những hôm nhà trẻ nghỉ thì đứa bé rong ruổi theo xe xích lô của bố,
mỗi khi có khách, người bố lại phải bỏ con lại bên vỉa hè nhờ mọi người
trông giúp. Lắm khi thấy đứa trẻ chập chững cứ lê la ở vỉa hè, mặt mũi
chân tay tái đi vì lạnh, bà Nguyệt thương, bế nó lên, mớm xôi cho nó.
Được vài bữa, bà bảo: "Anh cứ đi làm đi, để nó tôi bế về nhà chăm cho".
Ông bố đồng ý, cứ buổi sáng lại mang gửi bà, gửi thêm 3 nghìn đồng gọi
là tiền ăn cho cháu. Được khoảng 5 hôm thì trong một lần mang con đến
gửi, ông bố ôm lấy con mà khóc rồi hỏi: "Con có thương bố không?" - đứa
trẻ ngô nghê chỉ cười. Bà cũng mắng yêu: "Cha bố anh, anh chả thương nó
thì thôi, nó trẻ con thì biết gì thương với nhớ!".
Bất giác ông bố quay ra dặn bà: tên cháu là Phạm Thị Thu Thảo, cháu
vừa tròn 15 tháng tuổi.
Chẳng ai ngờ, sau hôm đó, người bố ấy không bao giờ quay trở lại. Bà
cũng chẳng có nhiều thông tin về bố cái Thảo, chỉ nghe mấy người làm
nghề xe ôm kể lại mẹ Thảo là người Nam Định nhưng đang lưu lạc, bố Thảo
là người gốc mãi tận Nghệ An. Nghe đâu, người đàn ông này đã bỏ vào miền
Nam kiếm sống.
Bà sống một mình, nhà cửa tạm bợ, nghề bán xôi cũng chẳng khá giả gì
nên không biết có nuôi nổi cháu không. Ban đầu, nhiều người khuyên bà
nên gửi bé Thảo vào trại trẻ mồ côi nhưng bà không đành lòng, anh trai
của bà ở nước ngoài nghe tin cũng đánh tiếng về bắt bà tìm cách trả lại
đứa trẻ, nếu không thì từ mặt, không còn anh em gì nữa. "Tôi thì chẳng
nghĩ được gì nhiều. Thấy thương, lại nuôi nó thôi. Chứ bỏ nó đi lang
thang thì tội lắm, ngày xưa cái thân tôi lang thang, không người thân
thích tôi biết khổ thế nào rồi. Chẳng muốn nó lại khổ như mình ngày xưa
nữa. Thôi thì mình cứ nuôi nó, biết đâu mai sau bố mẹ nó lại về tìm".
Rồi bà lại cắp nó ra vỉa hè ngồi bán xôi, bà chăm nó cứ như chăm máu
mủ ruột thịt nhà mình: "Khổ thân con bé, chắc nó cũng biết bà nghèo nên
cũng ít khi khóc quấy hay đòi gì cả".
Hai bà cháu cứ thế rau cháo qua ngày nuôi nhau cho tới tận khi Thảo
đi học. Bà tự đi xin học cho cháu, tự tay chăm chút cho cháu từng bữa
ăn, từng giấc ngủ. Thương cháu nhưng nhà nghèo không có tiền, buổi sáng
bà dậy sớm rang cơm nguội cho cháu ăn vì sợ cháu đi học đói. Nhắc tới
những bữa ăn của Thảo, bà đưa tay gạt nước mắt: "Chỉ vì tôi nghèo quá
nên bữa ăn sáng cho cháu đến trường không được như nhà người ta, chẳng
có thịt cá gì, chỉ được mấy miếng đậu phụ với rau từ hôm trước để lại".
Tiền học cho Thảo bà cũng phải làm đơn xin miễn học phí với lý do
hoàn cảnh khó khăn rồi xin xác nhận của phường. Nhưng bà thì ngày một
già yếu đi, cái lưng cứ còng xuống, chả đội được thúng xôi đi bán nên
không đủ để lo toan cho cuộc sống hàng ngày của hai bà cháu. Những ngày
bà ốm đau, hai bà cháu sống nhờ tình thương của xóm giềng - khi khỏe
lại, bà Nguyệt chống gậy ra đường đi ăn xin nuôi cháu.
Bà bắt đầu ra các bến xe buýt gần nhà đi ăn xin. Từ sáng sớm bà đã ra
khỏi nhà, lang thang khắp các nẻo đường xin tiền về nuôi cháu. Một ngày
bà cũng xin được 20 - 30 ngàn đồng, những hôm xin được ít thì bà chỉ
dám ăn bánh mỳ để dành cơm cho cháu. Thấy hoàn cảnh bà cụ đáng thương,
nhất là khi biết được cụ đang nhận nuôi một đứa bé mồ côi, người đi
đường ai cũng thương và sẵn sàng giúp đỡ. Cứ như thế, bà Nguyệt sống tằn
tiện nuôi cháu.
Trung tá Trần Văn Dự, cảnh sát khu vực - Công an phường Trần Hưng
Đạo cho biết: chuyện ngoài việc đề xuất chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ
gia cảnh, anh em Công an đi tuần vẫn thường ghé qua thăm hỏi, động viên
luôn, xem bà có ốm đau bệnh tật gì không. Cứ vài hôm không thấy cụ đi
xin anh em có gì lại chủ động mang đến cho.
Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, chủ yếu là bà khóc, bà
không khóc vì cơ cực mà khóc vì nhớ Thảo, thương cháu thiếu thốn, thiệt
thòi. Chỉ khi chúng tôi nhắc đến chuyện học tập của Thảo thì bà mới thấy
vui vẻ, tự hào: "Hồi đi học, năm nào nó cũng được giấy khen của trường,
tôi chẳng hiểu vui là thế nào, chỉ nghĩ đơn giản rằng có giấy khen của
trường tức là cháu mình học không thua kém bạn bè. Tôi càng động viên
cháu cố gắng học, năm cháu thi vào cấp 3, cháu còn thừa tận 5 điểm rưỡi
đấy".
Năm ngoái, Thảo học xong cấp 3, bà Nguyệt muốn cháu học ở Nam
Định vì đi xa bà chẳng có tiền. Nhưng Thảo cứ nài nỉ bà cho lên Hà Nội
với quyết tâm nếu bà không có đủ tiền chu cấp thì cô sẽ tìm việc làm
thêm ngoài giờ như rửa bát, dạy thêm để có tiền đi học. Thế rồi trong
những ngày hè nóng bức năm 2009, những người dân ở xóm lao động nghèo
lại thấy cái cảnh một học sinh ngồi bàn học còn một bà lão lưng còng
ngồi sau dùng quạt nan quạt cho cháu ôn thi.
Cái ngày Thảo nhận được giấy báo nhập học của Khoa Du lịch, Viện Đại
học Mở Hà Nội, bà Nguyệt chảy cả nước mắt, chả ai biết là bà khóc vì
mừng hay quá lo chuyện không có tiền cho cháu đi học. Xoay xở mãi, rồi
thì làng xóm, chính quyền đoàn thể phường động viên, giúp đỡ, cuối cùng
bà cũng gom được 7-8 trăm nghìn đồng để đưa cháu lên Hà Nội.
Bà ơi, đừng khóc...
Với số tiền ít ỏi, bà dắt cháu lên thủ đô. May thay, hàng xóm của bà
có con đang đi làm ở Hà Nội, trong nhà trọ còn thừa một phòng. Thương
hoàn cảnh của hai bà cháu, cô chú cho ở không lấy tiền và nuôi bữa cơm
tối miễn phí. Cô chú chủ nhà làm nghề nấu bếp thuê cho nhà hàng nên đi
suốt ngày, nhiệm vụ của Thảo là cuối giờ chiều đi đón con cô chú từ
trường cấp 1 và kèm cho em học.
Vì cô chú đi từ sáng sớm và về lúc tối muộn nên bữa sáng và bữa trưa,
Thảo phải tự lo cơm nước. Sáng sớm, Thảo thường bụng đói đạp xe đến
trường và trưa thì ăn bánh mỳ, đợi đến tối mới được một bữa cơm ăn cùng
cô chú.
"Ngày đầu bà đưa lên nhập học thì cháu vui lắm vì lớp có nhiều bạn để
chơi, nhưng đến tối ngủ một mình và buổi trưa không có cơm ăn thì cháu
bắt đầu thấy nhớ bà quá" - Thảo thật thà kể lại ngày đầu tiên từ Nam
Định lên Hà Nội nhập học.Phóng viên gặp Thảo trong căn phòng trọ nhỏ trên tầng
5, khu tập thể cũ đường Phương Mai, Hà Nội. Đôi mắt buồn, đầy tự ti và
ái ngại - có lẽ, ở tuổi 18, cô bé đã bắt đầu cảm nhận được hoàn cảnh khó
khăn của mình.

Những ký ức về bà cứ thế chảy đầy câu chuyện của chúng tôi: vẫn những
chuyện bà Nguyệt đã kể cho chúng tôi, vẫn là chuyện bà chăm ăn, thức
đêm trông cho học... Chỉ những chuyện bình dị đó thôi nhưng đã nói lên
ơn nghĩa của bà. Chuyện cổ tích bà dệt nên cũng chỉ như thế nhưng người
ta nói những câu chuyện thần kỳ thường được làm nên bởi những thứ vô
cùng bình dị.
"Đến 4-5 tuổi là bà đã chẳng giấu gì nguồn gốc của cháu rồi. Bà kể
hết cho cháu nghe hoàn cảnh, bà bảo cháu cần biết rõ để nhỡ khi bà ốm
đau già yếu có làm sao thì còn biết nguồn gốc của mình".
- Nếu có một ngày bố mẹ cháu tìm về đón cháu thì cháu có về ở với họ
không?
- Cháu không, cháu ở với bà để chăm bà vì bà già rồi. Bà thương cháu
lắm.
Thảo còn kể cho chúng tôi nghe những lúc bà giận Thảo vì đi học bị
điểm kém hay mải rong chơi theo đám bạn mà đi học về muộn. Những ký ức
tràn về, những câu chuyện cảm động thường khiến cho người ta dễ khóc
nhưng tuyệt nhiên chúng tôi thấy Thảo không hề rớm lệ:
- Thế nhớ bà thì Thảo có khóc không? Ở nhà mà nói đến Thảo lần nào bà
cũng khóc đấy.
- Dạ không ạ! Bà dạy cháu từ bé là không được khóc! Mà cháu cũng
không bao giờ khóc đâu. Bà bảo có thương bà thì cố mà học thật giỏi để
bà vui!
Chợt nhớ, lúc rời khỏi nhà bà Nguyệt ở Nam Định, chúng tôi ngoái
lại nhìn cái bóng người già lưng còng trong túp lều lụp xụp mà lòng như
thắt lại. Và nếu có ai đó đã mất niềm tin vào tình thương trên cõi đời
này khi nghe về câu chuyện này, mong rằng sẽ cảm nhận được cuộc đời này
còn nhiều yêu thương lắm.
Có thể, ở cái tuổi 18 ăn chưa no, lo chưa tới, Thảo sẽ chưa hiểu hết
nghĩa "Thái Sơn" của lòng bà. Cuộc sống phía trước chắc chắn sẽ có không
ít khó khăn nhưng chúng tôi tin: tình thương xuất phát từ trái tim của
bà sẽ giúp Thảo vượt qua - bởi trái tim yêu thương thì luôn rung lên
những điều kỳ diệu nhất!


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
*-:¦:-*Diễn Đàn Teen IPro-Xna.3*-:¦:-* :: Truyện :: Đọc và suy ngẫm-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất